Quy trình tháo dong co 3 pha và động cơ 1 pha tương tự nhau. Bạn có thể tham khảo bào viết sau do Minh Motor cung cấp:
Phưong pháp tháo, lắp động cơ điện được thực hiện theo trình tự sau:
– Quan sát tìm vị trí bulong, ốc vít, liên kết các phần trong máy điện.
– Quan sát , lựa chọn phương tiện kĩ thuật sao cho phù hợp để tháo động cơ (cây vặn vít, khóa, tube ống,.. kích cở phù hợp).
– Tháo động cơ phải thực hiện trình tự sau: (tháo từ ngoài vào trong)
– Chuẩn bị sẳn sàng các dụng cụ cần thiết và thùng để đựng các bộ phận tháo.
– Đánh dấu trên nắp máy và thân máy bằng đục sắt (đập nhẹ) để thuận tiện cho việc lắp ráp sau này.
– Tháo nắp bảo vệ quạt gió.
– Tháo các ốc bắt nắp động cơ.
– Dùng hai cây vặn vít lớn đồng thời bẩy nắp máy ra khỏi thân stato.
– Nếu một bên nắp máy đã được tháo ra khỏi stato, thì có thể đập nhẹ hoặc ấn vào trục (bằng búa nhựa) để lấy phần nắp máy còn lại ra khỏi stato.
– Lấy phần quay (trục, rôto) cùng với nắp máy còn lại ra khỏi stato.
– Lấy các phần được tháo đựng vào thùng.
Sau khi tháo xong động cơ, quan sát ta thấy động cơ gồm có các phần cơ bản sau:
1/ Rãnh stato.
2/ Dây quấn stato.
3/ Vỏ động cơ.
4/ Nắp động cơ.
5/ Rôto lồng sóc.
6/ Bạc đạn.
7/ Trục rôto động cơ.
Lưu ý
Trước khi tháo phải làm dấu vị trí lắp ráp giữa nắp máy và thân máy. Trong khi tháo phải làm dấu vị trí các bulong, chốt chặn, các miếng đệm,… để khi ráp lại tất cã các bộ phận đều nằm dúng vị trí của nó.
Các bulong, đai ốc, ốc vít,… bị khô rỉ phải được bơm dầu chống rỉ và để vài phút trước khi tháo, nếu vội vàng sẽ gây hư hỏng các bulong, công việc sẽ trở nên phức tạp.
Không được dùng đục sắt, búa sắt đập trực tiếp lên động cơ vì như thế sẽ làm vỏ máy bị nứt, bể hay biến dạng mag phải dùng búa nhựa hoặc thông qua đệm gỗ.
Tham khảo tại Minhmotor và Dongco3pha.
Landscape-photography-fine-art hy vọng bạn có thể thực hiện thành công tháo lắp motor điện nhé.